Cong TTDT Binh Dinh
So Tu phap Binh Dinh
Hệ thống quản lý TGPL
LỊCH CÔNG TÁC
Văn phòng điện tử
HỘP THƯ CÔNG VỤ
HỖ TRỢ PL DOANH NGHIỆP
hình
PM QUẢN LÝ CBCCVC

Hình minh họa - Nguồn sưu tầm

Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu; giữa vợ và chồng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ.

Bộ luật Dân sự quy định bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì phải trả lãi với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra, bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác .

Về trách nhiệm hành chính, Điều 57 Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền 5-10 triệu đồng với người từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Về trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự năm 2015, tại Điều 186 quy định về tội: Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng."Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm".

Theo Điều 380 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội không chấp hành án. Theo đó mức hình phạt đối với tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

- Khung một: phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của mặt khách quan.

- Khung hai: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+  Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+  Tầu tán tài sản.

- Hình phạt bổ sung: ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, đối với người từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm./.


Vũ Hùng  (Cập nhật ngày 28-03-2023)    



Các tin liên quan:
  HÀNH VI NGƯỢC ĐÃI ÔNG BÀ, CHA MẸ SẼ BỊ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO (07-03-2023)
  TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG SẼ BỊ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO (07-03-2023)
  MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 3 – 2023 (02-03-2023)
  ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI NÀO ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG (02-03-2023)
  PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI (01-03-2023)
           THÔNG BÁO
         Văn bản mới
Thông tư số 02/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý

THÔNG TƯ SỐ 03/2021/TT-BTP NGÀY 25/5/2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2017/TT-BTP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ HƯỚNG DẪN GIẤY TỜ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ; THÔNG TƯ SỐ 12/2018/TT-BTP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025

QUYẾT ĐỊNH SÔ 433/QĐ-TTg NGÀY 18/6/2021 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC PHÊ DUYỆT DANH SÁCH THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Luật Cư trú số 68/2020/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021).

Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp

           HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
         Lịch
               Video
      Video khác
    Bộ Tư pháp
    Tòa án nhân dân tối cao
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    Cuc Tro giup phap ly
    Co so du lieu QG ve VBPL
    hình 2
               THỐNG KÊ NGƯỜI DÙNG
      Đang online:               4
      Số lượt truy cập: 412919
     
    Trang thông tin điện tử TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH.
    Trụ sở: số 10 Đào Duy Từ - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định.
    Điện thoại: 0256.3816816 - 0256.3820141 - 0256.3826926.
    Email: trunglt@stp.binhdinh.gov.vn
    Người chịu trách nhiệm: Lê Thành Trung - Giám đốc Trung tâm.
    Phát triển bởi : Trung tâm Ứng dụng CNTT - Viễn thông (ITA)