TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 10 Đào Duy Từ, Tp. Quy Nhơn, Bình Định;
Điện thoại: 056.3816816 - 056.3820141- 056.3826926
Cơ cấu tổ chức
I. Lãnh đạo Trung tâm:
1. Lê Thành Trung – Trợ giúp viên pháp lý - Giám đốc Trung tâm
2. Lê Thành Sơn – Trợ giúp viên pháp lý – Phó Giám đốc Trung tâm
3. Lâm Thanh Tùng – Trợ giúp viên pháp lý - Phó Giám đốc Trung tâm
II. Phòng Tổng hợp – Hành chính:
1. Lê Minh Tiến – Trợ giúp viên pháp lý
2. Phan Thị Ngọc Huyền – Trợ giúp viên pháp lý
3. Nguyễn Thị Mai Hồng – Kế toán
4. Trần Thị Mỹ Phong – Văn thư, lưu trữ
5. Phạm Thùy Linh - Chuyên viên pháp lý
6. Phạm Thị Mỹ Diệu - Chuyên viên pháp lý
III. Phòng pháp luật Hình sự - Hành chính:
1. Nguyễn Ánh Quang – Trợ giúp viên pháp lý – Trưởng phòng
2. Nguyễn Thị Thanh Tâm - Chuyên viên pháp lý
IV. Phòng pháp luật Dân sự - Đất đai:
1. Phan Văn Hùng – Trưởng phòng
2. Lê Duy Lịch - Chuyên viên pháp lý
V. Phòng pháp luật Lao động – Xã hội:
1. Nguyễn Hữu Vinh – Trưởng phòng
2. Nguyễn Ngọc Quốc Linh – Trợ giúp viên pháp lý
VI. Chi nhánh số 1:
1. Lê Tôn Nữ Kim Yến – Trợ giúp viên pháp lý – Trưởng chi nhánh
VII. Chi nhánh số 2:
1.
2. Trịnh Thị Hiệp – Chuyên viên pháp lý
VIII. Chi nhánh số 3:
1. Hồ Văn Huy – Trợ giúp viên pháp lý
IX. Chi nhánh số 4:
1. Phạm Minh Vương – Trợ giúp viên pháp lý – Trưởng chi nhánh
2. Nguyễn Thị Xuân Diệu – Trợ giúp viên pháp lý
X. Chi nhánh số 5:
1. Nguyễn Thị Hồng Thắm – Trợ giúp viên pháp lý – Trưởng chi nhánh
2. Võ Thị Hiền Trang - Chuyên viên pháp lý
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
Chức năng:
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý TGPL dài hạn và hàng năm của tỉnh trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, bao gồm:
a) Thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý theo các lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý;
c) Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các Chi nhánh trợ giúp pháp lý trực thuộc Trung tâm;
d) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là cộng tác viên) của Trung tâm và Chi nhánh; hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khác;
đ) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh;
e) Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và các cán bộ khác của Trung tâm và Chi nhánh theo thẩm quyền.
3. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 36 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh.
6. Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền.
7. Thực hiện sơ kết, tổng kết chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh với các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
8. Quản lý cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
9. Đề xuất việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý.
10. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và do UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tư pháp giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm./.
---------------------------------------------------