Cong TTDT Binh Dinh
So Tu phap Binh Dinh
Hệ thống quản lý TGPL
LỊCH CÔNG TÁC
Văn phòng điện tử
HỘP THƯ CÔNG VỤ
HỖ TRỢ PL DOANH NGHIỆP
hình
PM QUẢN LÝ CBCCVC

Hình minh họa - Nguồn sưu tầm

Thế nào là ngược đãi ông bà, cha mẹ

Ngược đãi ông bà, cha mẹ là những việc đối xử tệ như là bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân. Ngoài ra ngược đãi còn thể hiện ở việc bỏ mặc không chăm sóc khi ông bà cha mẹ già yếu, tàn tật, ốm đau.

Nghĩa vụ của con cái đối với ông bà, cha mẹ.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định con cái  có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định về nghĩa vụ của cháu đối với ông bà: cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; trường hợp ông bà không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Xử phạt đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ

Dựa trên mức độ nghiệm trọng hành vi, mà người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc khi ông bà cha mẹ già yếu, tàn tật, ốm đau thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo khoản 1 Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), một người khi có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:

- Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần.

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Thêm vào đó, hình phạt sẽ tăng thêm thành bị phạt tù từ 02 năm đến 05năm nếu người có hành vi ngược đãi ông bà cha mẹ theo khoản 1 Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và thuộc các trường hợp sau:

- Ông bà, cha mẹ là người già yếu.

- Ông bà, cha mẹ là người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi ngược đãi ông bà, cha mẹ

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bố sung 2017) nếu người có hành vi ngược đãi và gây tổn hại cho sức khỏe của ông bà, cha mẹ mà:

- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.

Đặc biệt hành vi ngược đãi ông bà cha mẹ mà gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ thì phải xin lỗi công khai cho những hành vi ngược đãi khi có yêu cầu của ông bà, cha mẹ./.


Vũ Hùng  (Cập nhật ngày 07-03-2023)    



Các tin liên quan:
  TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG SẼ BỊ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO (07-03-2023)
  MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 3 – 2023 (02-03-2023)
  ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI NÀO ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG (02-03-2023)
  PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI (01-03-2023)
  MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (01-03-2023)
           THÔNG BÁO
         Văn bản mới
Thông tư số 02/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý

THÔNG TƯ SỐ 03/2021/TT-BTP NGÀY 25/5/2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2017/TT-BTP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ HƯỚNG DẪN GIẤY TỜ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ; THÔNG TƯ SỐ 12/2018/TT-BTP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025

QUYẾT ĐỊNH SÔ 433/QĐ-TTg NGÀY 18/6/2021 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC PHÊ DUYỆT DANH SÁCH THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Luật Cư trú số 68/2020/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021).

Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp

           HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
         Lịch
               Video
      Video khác
    Bộ Tư pháp
    Tòa án nhân dân tối cao
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    Cuc Tro giup phap ly
    Co so du lieu QG ve VBPL
    hình 2
               THỐNG KÊ NGƯỜI DÙNG
      Đang online:               4
      Số lượt truy cập: 412921
     
    Trang thông tin điện tử TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH.
    Trụ sở: số 10 Đào Duy Từ - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định.
    Điện thoại: 0256.3816816 - 0256.3820141 - 0256.3826926.
    Email: trunglt@stp.binhdinh.gov.vn
    Người chịu trách nhiệm: Lê Thành Trung - Giám đốc Trung tâm.
    Phát triển bởi : Trung tâm Ứng dụng CNTT - Viễn thông (ITA)