Cong TTDT Binh Dinh
So Tu phap Binh Dinh
Hệ thống quản lý TGPL
LỊCH CÔNG TÁC
Văn phòng điện tử
HỘP THƯ CÔNG VỤ
HỖ TRỢ PL DOANH NGHIỆP
hình
PM QUẢN LÝ CBCCVC

Hình minh họa - Nguồn sưu tầm

Tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Theo Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 8/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp thì trợ giúp pháp lý là dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu. Hiện nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, thành phố là đơn vị sự nghiệp duy nhất của Ngành Tư pháp, của Nhà nước tham gia vào hoạt động tố tụng tư pháp. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là một bên của quá trình tranh tụng, có quan hệ trực tiếp đến chất lượng xét xử của Tòa án. Được xác định là một dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu đã phần nào khẳng định vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý với tư cách là một loại hình dịch vụ pháp lý trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, có thể nói, trợ giúp pháp lý là loại hình dịch vụ pháp lý đặc biệt với những đặc điểm như sau:

- Trợ giúp pháp lý là cung cấp vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

- Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

- Người thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý gồm các nhóm người nghèo, chính sách (như người dân tộc thiểu số, người có công...) và nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội.

- Trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí, không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác dành cho người thụ hưởng chính sách).

- Trợ giúp pháp lý thực hiện trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại với các hình thức trợ giúp gồm: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng.

- Người được thụ hưởng dịch vụ công trợ giúp pháp lý (người được trợ giúp pháp lý): Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý quy định về 14 diện người được trợ giúp pháp lý cụ thể: Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính (gồm 08 nhóm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; người nhiễm HIV). Với các quy định này, theo ước tính thống kê số lượng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên cả nước chiếm khoảng 45% dân số.  

- Tổ chức cung cấp dịch vụ công trợ giúp pháp lý (tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý):  Điều 10 và Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý quy định tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp. Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có thể là tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đủ điều kiện theo quy định Luật Trợ giúp pháp lý kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp.

Người cung cấp dịch vụ công trợ giúp pháp lý (người thực hiện trợ giúp pháp lý): Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý (viên chức thực hiện trợ giúp pháp lý chuyên nghiệp thuộc số lượng người làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước); Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

- Hình thức, lĩnh vực cung cấp của dịch vụ công trợ giúp pháp lý: Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý quy định trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng như đã đề cập ở trên.

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động trợ giúp pháp lý: Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định trách nhiệm của Nhà nước (Điều 4), trách nhiệm của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 13), trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 18), trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý của Chính phủ, của Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 40), trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến trợ giúp pháp lý trong tố tụng (Điều 41) và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan (Điều 42), trách nhiệm của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư (Điều 43) và tổ chức chủ quan của tổ chức tư vấn pháp luật (Điều 44). Bên cạnh đó, tại các Thông tư, Thông tư liên tịch có liên quan khác cũng có quy định một số trách nhiệm của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã,... trong hoạt động trợ giúp pháp lý.  

Nội dung quản lý nhà nước dịch vụ công trợ giúp pháp lý: Điều 40 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý với các nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện; ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý; khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý; thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý./.


Vũ Hùng  (Cập nhật ngày 01-03-2023)    



Các tin liên quan:
  Người cao tuổi nào được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng? (14-02-2023)
  SAU KHI LY HÔN LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ BỊ MẤT (14-02-2023)
  ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN PHẠT TÙ ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CHO HƯỞNG ÁN TREO (06-02-2023)
  BỎ KHUNG GIÁ ĐẤT ĐƯỢC ÁP DỤNG KHI NÀO? (06-02-2023)
  MỘT SỐ VĂN BẢN CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 2 NĂM 2023 (30-01-2023)
           THÔNG BÁO
         Văn bản mới
Thông tư số 02/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý

THÔNG TƯ SỐ 03/2021/TT-BTP NGÀY 25/5/2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2017/TT-BTP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ HƯỚNG DẪN GIẤY TỜ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ; THÔNG TƯ SỐ 12/2018/TT-BTP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025

QUYẾT ĐỊNH SÔ 433/QĐ-TTg NGÀY 18/6/2021 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC PHÊ DUYỆT DANH SÁCH THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Luật Cư trú số 68/2020/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021).

Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp

           HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
         Lịch
               Video
      Video khác
    Bộ Tư pháp
    Tòa án nhân dân tối cao
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    Cuc Tro giup phap ly
    Co so du lieu QG ve VBPL
    hình 2
               THỐNG KÊ NGƯỜI DÙNG
      Đang online:               2
      Số lượt truy cập: 412935
     
    Trang thông tin điện tử TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH.
    Trụ sở: số 10 Đào Duy Từ - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định.
    Điện thoại: 0256.3816816 - 0256.3820141 - 0256.3826926.
    Email: trunglt@stp.binhdinh.gov.vn
    Người chịu trách nhiệm: Lê Thành Trung - Giám đốc Trung tâm.
    Phát triển bởi : Trung tâm Ứng dụng CNTT - Viễn thông (ITA)