Cong TTDT Binh Dinh
So Tu phap Binh Dinh
Hệ thống quản lý TGPL
LỊCH CÔNG TÁC
Văn phòng điện tử
HỘP THƯ CÔNG VỤ
HỖ TRỢ PL DOANH NGHIỆP
hình
PM QUẢN LÝ CBCCVC

Bản hương ước của thôn Định Công, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn.

Như chúng ta được biết, hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

Ngày 16/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư. 

Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP, việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước phải bảo đảm 4 nguyên tắc: (1) Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật; (2) Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng; (3)Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư; phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; (4) Xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.

1. Nội dung, hình thức của hương ước, quy ước

1.1. Về nội dungcủa hương ước, quy ước

Tùy theo yêu cầu tự quản, tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, bảo đảm kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp của hương ước, quy ước đã có và mục đích, nguyên tắc quy định tại các Điều 3 và 4 Nghị định này, cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước:

- Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.

- Các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời; đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông ở địa phương.

- Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

-Các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.

1.2. Về hình thứccủa hương ước, quy ước

Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.

Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt.

Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này.


Vũ Hùng  (Cập nhật ngày 23-09-2023)    



Các tin liên quan:
  Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực về trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định (12-09-2023)
  NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THÔNG TƯ 16/2023/TT-BCT HƯỚNG DẪN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT (12-09-2023)
  THÔNG TƯ 05/2023/TT-BTP CỦA BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH VIỆC CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ (12-09-2023)
  CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 9 NĂM 2023 (06-09-2023)
  LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (28-08-2023)
           THÔNG BÁO
         Văn bản mới
Thông tư số 02/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý

THÔNG TƯ SỐ 03/2021/TT-BTP NGÀY 25/5/2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2017/TT-BTP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ HƯỚNG DẪN GIẤY TỜ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ; THÔNG TƯ SỐ 12/2018/TT-BTP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025

QUYẾT ĐỊNH SÔ 433/QĐ-TTg NGÀY 18/6/2021 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC PHÊ DUYỆT DANH SÁCH THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Luật Cư trú số 68/2020/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021).

Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp

           HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
         Lịch
               Video
      Video khác
    Bộ Tư pháp
    Tòa án nhân dân tối cao
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    Cuc Tro giup phap ly
    Co so du lieu QG ve VBPL
    hình 2
               THỐNG KÊ NGƯỜI DÙNG
      Đang online:               8
      Số lượt truy cập: 428360
     
    Trang thông tin điện tử TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH.
    Trụ sở: số 10 Đào Duy Từ - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định.
    Điện thoại: 0256.3816816 - 0256.3820141 - 0256.3826926.
    Email: trunglt@stp.binhdinh.gov.vn
    Người chịu trách nhiệm: Lê Thành Trung - Giám đốc Trung tâm.
    Phát triển bởi : Trung tâm Ứng dụng CNTT - Viễn thông (ITA)