Cong TTDT Binh Dinh
So Tu phap Binh Dinh
Hệ thống quản lý TGPL
LỊCH CÔNG TÁC
Văn phòng điện tử
HỘP THƯ CÔNG VỤ
HỖ TRỢ PL DOANH NGHIỆP
hình
PM QUẢN LÝ CBCCVC

Hình minh họa - Nguồn sưu tầm

Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật, đặc biệt trong đó có Luật Phòng chống bạo lực gia đình.

        Ngày 14/11/2022, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thay thế Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007. Theo đó, Luật có một số điểm mới sau đây:

          1. Bổ sung thêm nhiều định nghĩa     

           Luật Phòng chống bạo lực gia đình hiện hành không có Điều, khoản giải thích từ ngữ được sử dụng trong Luật mà chỉ nêu định nghĩa về bạo lực gia đình. Định nghĩa bạo lực gia đình trong Luật năm 2022 đã bổ sung thêm hậu quả “có khả năng gây tổn hại về tình dục” là biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình, cụ thể:

        “1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

        2. Bổ sung thêm các hành vi bạo lực gia đình

        Hiện nay, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đang có hiệu lực quy định, có 09 hành vi bị xem là bạo lực gia đình. Từ 01/7/2023, Luật mới đã bổ sung thêm 07 hành vi và sửa đổi một số hành vi, cụ thể:

        - Bổ sung mới:

        + Cưỡng ép chứng kiến bạo lực với người, vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

        + Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, phụ nữ mang thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc (là thành viên gia đình); không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em.

+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, hình thể, năng lực của thành viên gia đình.

        + Tiết lộ/phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

        + Cưỡng ép trình diễn khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thành, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực.

   + Cưỡng ép mang thai, lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai.

        + Cô lập, giam cầm thành viên gia đình.

        + Cưỡng ép thành viên gia đình học tập.

        - Sửa đổi: Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng, trong khi trước chỉ quy định “Cưỡng ép quan hệ tình dục”.

        3. Mở rộng đối tượng bạo lực gia đình ngoài hôn nhân

        Nhiều người nghĩ rằng, bạo lực gia đình chỉ áp dụng với các thành viên gia đình hiện tại của nhau hoặc giữa những người đang có quan hệ hôn nhân mà không áp dụng với những người đã ly hôn, chung sống với nhau như vợ chồng, người đã từng là cha mẹ nuôi, con nuôi…

        Tuy nhiên, Luật Phòng chống bạo lực gia đình mới đã bổ sung thêm một số đối tượng cũng áp dụng các hành vi bị coi là bạo lực gia đình. Bởi các mối quan hệ trên là mối quan hệ khá đặc thù, dễ có tiếp xúc trong cuộc sống, thậm chí thường xuyên nảy sinh xung đột, bạo lực. Cụ thể tại khoản 2, Điều 3:

        “2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ”.

        4. Bổ sung nhiều quyền của người bị bạo lực gia đình

        Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 chỉ quy định 05 quyền của nạn nhân bạo lực gia đình. Từ ngày 01/7/2022, Điều 9 Luật năm 2022 có sửa đổi như sau:

        - Được yêu cầu người bạo lực gia đình bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và khắc phục hậu quả.

        - Được thông tin về quyền, nghĩa vụ về quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình cũng như việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.

- Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm phòng, chống bạo lực gia đình.      

           Ngoài ra Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 còn có một số điểm mới khác như:

          Đặt người bị bạo lực gia đình là trung tâm phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 4); Chọn tháng 6 là tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 7);Quy định về địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình(Điều 19); Trình tự giải quyết tin báo, tố giác bạo lực gia đình (Điều 20); Người bạo lực gia đình phải lao động công ích (Điều 22); cáctrường hợp công an xã yêu cầu người bạo lực gia đình đến trụ sở làm việc (Điều 24)./.


Hiền Trang  (Cập nhật ngày 04-07-2023)    



Các tin liên quan:
  TIỀN LƯƠNG VÀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ (23-06-2023)
  KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG HÌNH BÁC SĨ ĐỂ QUẢNG CÁO BÁN HÀNG ĐA CẤP (13-06-2023)
  Hội nghị tập huấn điểm về tiếp cận TGPL đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại An Lão. (05-06-2023)
  MỘT SỐ CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 6 NĂM 2023 (01-06-2023)
  QUY TRÌNH MỚI - CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG (31-05-2023)
           THÔNG BÁO
         Văn bản mới
Thông tư số 02/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý

THÔNG TƯ SỐ 03/2021/TT-BTP NGÀY 25/5/2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2017/TT-BTP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ HƯỚNG DẪN GIẤY TỜ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ; THÔNG TƯ SỐ 12/2018/TT-BTP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025

QUYẾT ĐỊNH SÔ 433/QĐ-TTg NGÀY 18/6/2021 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC PHÊ DUYỆT DANH SÁCH THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Luật Cư trú số 68/2020/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021).

Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp

           HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
         Lịch
               Video
      Video khác
    Bộ Tư pháp
    Tòa án nhân dân tối cao
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    Cuc Tro giup phap ly
    Co so du lieu QG ve VBPL
    hình 2
               THỐNG KÊ NGƯỜI DÙNG
      Đang online:               4
      Số lượt truy cập: 412854
     
    Trang thông tin điện tử TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH.
    Trụ sở: số 10 Đào Duy Từ - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định.
    Điện thoại: 0256.3816816 - 0256.3820141 - 0256.3826926.
    Email: trunglt@stp.binhdinh.gov.vn
    Người chịu trách nhiệm: Lê Thành Trung - Giám đốc Trung tâm.
    Phát triển bởi : Trung tâm Ứng dụng CNTT - Viễn thông (ITA)